Hồ tiêu Việt Nam giá trị thấp vì chưa có thương hiệu
Giá trị hồ tiêu Việt Nam không cao do chưa có thương hiệu và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế.
Trong 10 năm, Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường tiêu thế giới. Song giá trị thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất tiêu lớn khác.
Sản lượng lớn nhưng chưa có danh tính
Hiện hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 95% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 85% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về. Do chưa có thương hiệu nên đa phần hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu phải qua trung gian các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và được dán tem của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu với bình quân hơn 100 ngàn tấn/năm nhưng hồ tiêu Việt Nam chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến.
Cụ thể, năm 2012 giá tiêu đen của Việt Nam thấp hơn giá chung thế giới là 295 USD/tấn và 3 tháng đầu năm 2013 khoảng cách này đã tăng lên 389 USD/tấn. Tiêu trắng của Việt Nam năm 2012 có giá trung bình là 9.299 USD/tấn, thấp hơn giá chung thế giới 89 USD thì thời gian qua chỉ bán được 8.742-8.874 USD/tấn, thấp hơn 450-500 USD.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) lý giải, quý 1 là mùa vụ chính của hồ tiêu Việt Nam, nhưng người trồng tiêu bán ra ồ ạt do tâm lý năm 2012 giữ tiêu nhưng giá tăng không nhiều và lo ngại ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Vì thế, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 tăng đột biến so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng và sản phẩm không có thương hiệu là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài ép giá với lý do hồ tiêu Việt Nam pha trộn tạp chất, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, trong 6 vùng trọng điểm hồ tiêu là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai thì duy nhất hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) là có thương hiệu. VPA cho rằng, để hạt tiêu Việt Nam được thế giới biết đến và nâng cao giá trị xuất khẩu xứng tầm thì trước hết là phải xây dựng được thương hiệu, trong đó an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định.
Tăng tỷ lệ xuất khẩu hồ tiêu chế biến sâu
VPA cũng đề ra 3 hướng đi mà ngành hồ tiêu cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó chủ yếu là chuyển dần xuất khẩu thô qua chế biến sâu: Các doanh nghiệp phải có lộ trình giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu đen qua tiêu trắng. Giá tiêu trắng bình quân của năm 2012 là 9.176 USD/tấn, tiêu đen 6.390 USD/tấn.
Thứ hai là gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Hiện Việt Nam mới có 5 doanh nghiệp FDI sản xuất tiêu đạt chuẩn ASTA chiếm 15% sản lượng xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ. Giá tiêu đen do xử lý bằng hơi nước thấp hơn tiêu đạt chuẩn ASTA khoảng 300 USD/tấn.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tiêu bột cung cấp cho hệ thống siêu thị trên thế giới. Đây cũng là việc làm khó khăn vì sản xuất tiêu bột đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có nghĩa phải xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở những vùng trồng tiêu trọng điểm để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nông dân cần điều tiết thị trường không để nhà nhập khẩu ép giá.
Việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở những vùng trồng tiêu trọng điểm để giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm chuyên sâu thì kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ tăng lên nhiều lần, tương xứng với vị trí nước có sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.
Nguồn Báo Bình Phước
Sản lượng lớn nhưng chưa có danh tính
Hiện hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 95% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 85% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về. Do chưa có thương hiệu nên đa phần hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu phải qua trung gian các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và được dán tem của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu với bình quân hơn 100 ngàn tấn/năm nhưng hồ tiêu Việt Nam chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến.
Cụ thể, năm 2012 giá tiêu đen của Việt Nam thấp hơn giá chung thế giới là 295 USD/tấn và 3 tháng đầu năm 2013 khoảng cách này đã tăng lên 389 USD/tấn. Tiêu trắng của Việt Nam năm 2012 có giá trung bình là 9.299 USD/tấn, thấp hơn giá chung thế giới 89 USD thì thời gian qua chỉ bán được 8.742-8.874 USD/tấn, thấp hơn 450-500 USD.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) lý giải, quý 1 là mùa vụ chính của hồ tiêu Việt Nam, nhưng người trồng tiêu bán ra ồ ạt do tâm lý năm 2012 giữ tiêu nhưng giá tăng không nhiều và lo ngại ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Vì thế, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 tăng đột biến so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng và sản phẩm không có thương hiệu là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài ép giá với lý do hồ tiêu Việt Nam pha trộn tạp chất, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, trong 6 vùng trọng điểm hồ tiêu là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai thì duy nhất hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) là có thương hiệu. VPA cho rằng, để hạt tiêu Việt Nam được thế giới biết đến và nâng cao giá trị xuất khẩu xứng tầm thì trước hết là phải xây dựng được thương hiệu, trong đó an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định.
Tăng tỷ lệ xuất khẩu hồ tiêu chế biến sâu
VPA cũng đề ra 3 hướng đi mà ngành hồ tiêu cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó chủ yếu là chuyển dần xuất khẩu thô qua chế biến sâu: Các doanh nghiệp phải có lộ trình giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu đen qua tiêu trắng. Giá tiêu trắng bình quân của năm 2012 là 9.176 USD/tấn, tiêu đen 6.390 USD/tấn.
Thứ hai là gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Hiện Việt Nam mới có 5 doanh nghiệp FDI sản xuất tiêu đạt chuẩn ASTA chiếm 15% sản lượng xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ. Giá tiêu đen do xử lý bằng hơi nước thấp hơn tiêu đạt chuẩn ASTA khoảng 300 USD/tấn.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tiêu bột cung cấp cho hệ thống siêu thị trên thế giới. Đây cũng là việc làm khó khăn vì sản xuất tiêu bột đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có nghĩa phải xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở những vùng trồng tiêu trọng điểm để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nông dân cần điều tiết thị trường không để nhà nhập khẩu ép giá.
Việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở những vùng trồng tiêu trọng điểm để giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm chuyên sâu thì kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ tăng lên nhiều lần, tương xứng với vị trí nước có sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.
Nguồn Báo Bình Phước
- Thị trường hàng hóa ngày 11/6/2013 11/06/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước đến ngày 7/6/2013 11/06/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên duy trì ở mức thấp 11/06/2013
- Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt trong ngành cà phê 11/06/2013
- Giá thu mua điều Tây Nguyên giảm một nửa trong 2 tháng 11/06/2013
- Tuần 3-9/6: Thị trường hàng hóa nguyên liệu phục hồi nhờ nhu cầu từ Trung Quốc 11/06/2013
- Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 27/5-2/6 11/06/2013
- Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột 11/06/2013
- Cấm DN FDI thu mua nông sản: Chắc gì nông dân lợi! 11/06/2013
- Giải mã hiện tượng giá cà phê rớt 11/06/2013