Nông sản trong nước được ưa chuộng
Trước các thông tin về chất lượng của một số mặt hàng thực phẩm có xuất xứ Trung Quốc, gần đây do tâm lý e dè của người dân nên sức mua cũng như lượng hàng Trung Quốc bày bán tại các chợ giảm hẳn.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần cẩn trọng bởi nắm bắt tâm lý người tiêu dùng e ngại hàng Trung Quốc, một số sản phẩm bày bán trên thị trường được đánh tráo xuất xứ, giới thiệu là hàng Việt để dễ tiêu thụ.
Lượng hàng và sức mua giảm dần
Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Cty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, qua các năm gần đây, lượng hàng nông sản Trung Quốc nhập về chợ đầu mối đã giảm dần. Ở thời điểm năm 2005, trong tổng số 1.300 tấn rau, củ, quả các loại nhập về chợ mỗi đêm thì lượng rau, củ, quả có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%. Trong đó, nhiều nhất là cà rốt, súp lơ, củ hành, tỏi, gừng, khoai tây, táo, lê…
Ở thời điểm đó, nguồn rau củ quả của Trung Quốc nhập về chợ Hóc Môn mỗi đêm cũng khoảng 100 tấn, trong đó cà rốt chiếm khoảng 30 tấn, khoai tây 20 tấn, tỏi, gừng 15 - 20 tấn. Còn về trái cây, nhiều người vẫn còn nhớ có thời điểm mặt hàng táo, lê, quýt Trung Quốc xuất hiện khá phổ biến từ chợ đầu mối đến các chợ nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, qua thời gian, lượng hàng nông sản Trung Quốc nhập về các chợ đầu mối đã giảm dần. Đến nay, tại chợ Thủ Đức, trong số 1.600 tấn rau, củ nhập về chợ hàng đêm, chỉ còn khoảng 150 tấn có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm gần 10% tổng lượng hàng.
Bên cạnh mặt hàng táo, lê của Trung Quốc giờ đã có thêm nhiều loại trái cây khác nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, Úc, Mỹ, New Zealand,… cùng các loại trái cây trồng trong nước. Song song đó, các loại nông sản, trái cây Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế trở lại bởi người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng hàng nông sản Việt và e ngại hàng nông sản Trung Quốc.
Do sức mua đối với các loại thực phẩm, nông sản của Trung Quốc ngày càng giảm mạnh nên tại các chợ đầu mối hiện đã không còn các quầy hàng thương nhân chuyên kinh doanh hàng Trung Quốc như trước. Tại các chợ bán lẻ, gần đây nhiều tiểu thương cũng đã nhận thấy tâm lý người tiêu dùng ngại mua hàng Trung Quốc nên giảm nguồn hàng, thậm chí chỉ lấy các loại nông sản trong nước về bán, nhất là ngày càng tăng lượng rau an toàn trên kệ.
Khảo sát các chợ bán lẻ tại TPHCM cho thấy, nếu như trước đây, người tiêu dùng có nhu cầu mua rau an toàn, rau đạt tiêu chuẩn VietGap chỉ có thể tìm mua tại các siêu thị thì nay ngày càng có nhiều sạp hàng tại các chợ ở TPHCM kinh doanh mặt hàng rau an toàn VietGap.
Rộ lên việc đánh tráo xuất xứ
Tuy các loại thực phẩm, nông sản của Trung Quốc giảm dần nhưng trên thị trường hiện vẫn tồn tại nguồn hàng nông sản của Trung Quốc. Một số tiểu thương ham lợi và để tăng sức mua, giới thiệu không đúng xuất xứ nguồn hàng hoặc pha trộn các nguồn hàng với nhau.
Đặc biệt là đối với một số loại mặt hàng gần đây người tiêu dùng ngại mua do có thông tin phát hiện một số sản phẩm dư lượng các chất vượt mức cho phép như khoai tây, gừng,… khảo sát tình hình kinh doanh tại các chợ cho thấy, hiện nay lượng gừng, khoai tây Trung Quốc nhập về các chợ hàng đêm vẫn còn. Thế nhưng, tại các chợ bán lẻ, trong vài ngày gần đây, hầu hết các tiểu thương đều cho rằng khoai tây, gừng, cà rốt bày bán đều là hàng trồng trong nước.
Ngày 19.6, tại các chợ ở TPHCM, đa số các tiểu thương chia mặt hàng khoai tây thành loại củ to và củ nhỏ hoặc bán xen lẫn hàng to – nhỏ với giá 25.000 – 30.000 đồng/kg và đều giới thiệu với người mua đấy là hàng Đà Lạt, Hà Nội.
Theo các tiểu thương, sự khác biệt lớn nhất giữa nông sản trong nước và hàng Trung quốc ngoài việc củ to hay nhỏ, vỏ bóng đẹp là sản phẩm có thể dự trữ lâu ngày. Nhưng cũng chính vì yếu tố sản phẩm giữ được độ tươi lâu ngày hơn mức bình thường, củ quá to này càng khiến người tiêu dùng có tâm lý ngại dùng vì sợ nông sản có tẩm ướp hóa chất độc hại để bảo quản, kích thích tăng trưởng.
Theo Vĩnh Phú
Báo lao động
Lượng hàng và sức mua giảm dần
Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Cty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, qua các năm gần đây, lượng hàng nông sản Trung Quốc nhập về chợ đầu mối đã giảm dần. Ở thời điểm năm 2005, trong tổng số 1.300 tấn rau, củ, quả các loại nhập về chợ mỗi đêm thì lượng rau, củ, quả có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%. Trong đó, nhiều nhất là cà rốt, súp lơ, củ hành, tỏi, gừng, khoai tây, táo, lê…
Ở thời điểm đó, nguồn rau củ quả của Trung Quốc nhập về chợ Hóc Môn mỗi đêm cũng khoảng 100 tấn, trong đó cà rốt chiếm khoảng 30 tấn, khoai tây 20 tấn, tỏi, gừng 15 - 20 tấn. Còn về trái cây, nhiều người vẫn còn nhớ có thời điểm mặt hàng táo, lê, quýt Trung Quốc xuất hiện khá phổ biến từ chợ đầu mối đến các chợ nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, qua thời gian, lượng hàng nông sản Trung Quốc nhập về các chợ đầu mối đã giảm dần. Đến nay, tại chợ Thủ Đức, trong số 1.600 tấn rau, củ nhập về chợ hàng đêm, chỉ còn khoảng 150 tấn có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm gần 10% tổng lượng hàng.
Bên cạnh mặt hàng táo, lê của Trung Quốc giờ đã có thêm nhiều loại trái cây khác nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, Úc, Mỹ, New Zealand,… cùng các loại trái cây trồng trong nước. Song song đó, các loại nông sản, trái cây Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế trở lại bởi người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng hàng nông sản Việt và e ngại hàng nông sản Trung Quốc.
Do sức mua đối với các loại thực phẩm, nông sản của Trung Quốc ngày càng giảm mạnh nên tại các chợ đầu mối hiện đã không còn các quầy hàng thương nhân chuyên kinh doanh hàng Trung Quốc như trước. Tại các chợ bán lẻ, gần đây nhiều tiểu thương cũng đã nhận thấy tâm lý người tiêu dùng ngại mua hàng Trung Quốc nên giảm nguồn hàng, thậm chí chỉ lấy các loại nông sản trong nước về bán, nhất là ngày càng tăng lượng rau an toàn trên kệ.
Khảo sát các chợ bán lẻ tại TPHCM cho thấy, nếu như trước đây, người tiêu dùng có nhu cầu mua rau an toàn, rau đạt tiêu chuẩn VietGap chỉ có thể tìm mua tại các siêu thị thì nay ngày càng có nhiều sạp hàng tại các chợ ở TPHCM kinh doanh mặt hàng rau an toàn VietGap.
Rộ lên việc đánh tráo xuất xứ
Tuy các loại thực phẩm, nông sản của Trung Quốc giảm dần nhưng trên thị trường hiện vẫn tồn tại nguồn hàng nông sản của Trung Quốc. Một số tiểu thương ham lợi và để tăng sức mua, giới thiệu không đúng xuất xứ nguồn hàng hoặc pha trộn các nguồn hàng với nhau.
Đặc biệt là đối với một số loại mặt hàng gần đây người tiêu dùng ngại mua do có thông tin phát hiện một số sản phẩm dư lượng các chất vượt mức cho phép như khoai tây, gừng,… khảo sát tình hình kinh doanh tại các chợ cho thấy, hiện nay lượng gừng, khoai tây Trung Quốc nhập về các chợ hàng đêm vẫn còn. Thế nhưng, tại các chợ bán lẻ, trong vài ngày gần đây, hầu hết các tiểu thương đều cho rằng khoai tây, gừng, cà rốt bày bán đều là hàng trồng trong nước.
Ngày 19.6, tại các chợ ở TPHCM, đa số các tiểu thương chia mặt hàng khoai tây thành loại củ to và củ nhỏ hoặc bán xen lẫn hàng to – nhỏ với giá 25.000 – 30.000 đồng/kg và đều giới thiệu với người mua đấy là hàng Đà Lạt, Hà Nội.
Theo các tiểu thương, sự khác biệt lớn nhất giữa nông sản trong nước và hàng Trung quốc ngoài việc củ to hay nhỏ, vỏ bóng đẹp là sản phẩm có thể dự trữ lâu ngày. Nhưng cũng chính vì yếu tố sản phẩm giữ được độ tươi lâu ngày hơn mức bình thường, củ quá to này càng khiến người tiêu dùng có tâm lý ngại dùng vì sợ nông sản có tẩm ướp hóa chất độc hại để bảo quản, kích thích tăng trưởng.
Theo Vĩnh Phú
Báo lao động
- Bản tin thị trường cà phê ngày 18/6/2013 19/06/2013
- ViệtNam: xuất khẩu cà phê tháng 5/2013 giảm 42,6 % 19/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 14/6/2013 19/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 13/6/2013 19/06/2013
- Cà phê Việt Nam ở mức thấp 20 tuần, mức cộng tăng 13/06/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 13/6/2013 13/06/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lao dốc về dưới 39 triệu đồng/tấn, thấp nhất 5 tháng 13/06/2013
- Cảnh báo gia tăng gian lận thương mại: Điểm mặt những “siêu thủ đoạn” 13/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 12/6/2013 12/06/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 11/6/2013 12/06/2013