Hơn 150 ha cao su Quảng Trị bị bệnh vàng rụng lá
Mùa mưa sắp tới, dịch bệnh có khả năng phát sinh, lây lan và gây thiệt hại nhiều hơn cho các vùng trồng cao su.
Theo báo cáo của chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 152 ha cao su bị bệnh vàng rụng lá Corynespora tập trung tại các vùng trọng điểm cao su ở Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Tại huyện Gio Linh, bệnh vàng rụng lá lá Corynespora gây hại trên cây cao su với tỷ lệ từ 5 – 10%, nơi cao lên đến 15%; tại huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình từ 5 – 7%.
Ông Trần Văn Tân, phó chi cục trưởng phụ trách chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Tại tỉnh Quảng Trị, bệnh vàng rụng lá Corynespora trên cây cao su mặc dù tỷ lệ và quy mô nhiễm đang còn thấp và chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng mủ cao su trong tỉnh nhưng đây là bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Trong thời gian tới, đặc biệt là khi bước vào mùa mưa bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng cho nhiều vùng trong cao su, nhất là các vùng trồng các dòng vô tính RIC 103, RRIC 104, LH 88/372, RRIM 600, RRIM 725…”.
Nguồn Khuyến nông VN
Theo báo cáo của chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 152 ha cao su bị bệnh vàng rụng lá Corynespora tập trung tại các vùng trọng điểm cao su ở Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Tại huyện Gio Linh, bệnh vàng rụng lá lá Corynespora gây hại trên cây cao su với tỷ lệ từ 5 – 10%, nơi cao lên đến 15%; tại huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình từ 5 – 7%.
Ông Trần Văn Tân, phó chi cục trưởng phụ trách chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Tại tỉnh Quảng Trị, bệnh vàng rụng lá Corynespora trên cây cao su mặc dù tỷ lệ và quy mô nhiễm đang còn thấp và chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng mủ cao su trong tỉnh nhưng đây là bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Trong thời gian tới, đặc biệt là khi bước vào mùa mưa bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng cho nhiều vùng trong cao su, nhất là các vùng trồng các dòng vô tính RIC 103, RRIC 104, LH 88/372, RRIM 600, RRIM 725…”.
Bệnh vàng rụng lá Corynespora là loại bệnh nguy hiểm trên cây cao su và đã trở thành đại dịch ở nhiều quốc gia. Bệnh có thể phát sinh, phát triển quanh năm và gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, nhất là các dòng cao su mẫn cảm. Do khả năng tiết ra độc chất và gây rụng lá hàng loạt, bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, sản lượng mủ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng cao su ở nhiều nước. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên cây cao su vào năm 1999. Năm 2010, bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung. Theo thống kê, có khoảng 15.000 ha cao su đã từng bị nhiễm bệnh, tập trung chủ yếu ở các vùng cao su tiểu điền. |
- Giá cà phê xuất khẩu xuống nhanh 07/09/2014
- Cà phê cuối vụ: giá tăng, mua bán vẫn cứ căng? 31/08/2014
- Giá xăng dầu tiếp tục giảm thêm 29/08/2014
- Xuất khẩu cà phê tăng cả sản lượng và giá trị 27/08/2014
- Thị trường nông sản trong nước tuần đến ngày 25/8/2014 27/08/2014
- Kon Tum: Nông dân tự xây dựng thương hiệu cà phê sạch 27/08/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng lên 39,5 – 40,1 triệu đồng/tấn 27/08/2014
- Cà phê Việt Nam giao dịch khối lượng thấp, cà phê Indonesia không có người mua 25/08/2014
- Yếu tố nào quấy rầy thị trường cà phê sắp tới? 23/08/2014
- VRG ngưng khai thác mủ cao su 23/08/2014