Cảnh báo gia tăng gian lận thương mại: Điểm mặt những “siêu thủ đoạn”
Tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không đơn thuần chỉ là hình thức “buôn gian, bán lận” như nhiều người vẫn tưởng.
Với những thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nhiều DN đã “qua mặt” các cơ quan chức năng để thực hiện các hành vi GLTM.
“Đội lốt” hàng Việt…
Một trong những chiêu thức phổ biến của DN là gian lận thương mại (GLTM) thông qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), do khi có chứng thư C/O, DN sẽ được miễn hoặc giảm thuế, mức ưu đãi có khi lên đến 100% - 200%. Vì vậy, nhiều đối tượng đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận C/O theo nhiều cấp độ.
Bà Trần Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại - (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn GLTM qua C/O đã đưa ra cảnh báo một số sơ hở mà các DN thường lợi dụng để gian lận C/O. Đối với những mặt hàng dễ bị gian lận, thông thường là những mặt hàng mà các nước láng giềng
của Việt Nam bị những thị trường lớn như EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Nhiều trường hợp DN chuyên kinh doanh vận tải chưa bao giờ làm hàng dệt may hoặc ký hợp đồng kinh doanh với các nước EU nhưng đã bị phía đối tác nước ngoài mạo danh làm giả C/O với đầy đủ địa chỉ, tên công ty…
Hậu quả là, khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất đi lại bị các thị trường lớn áp thuế chống bán phá giá hoặc đưa vào tầm ngắm hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo bà Hương: “Đây là hình thức làm giả hoàn toàn giấy chứng nhận xuất xứ từ bên ngoài (giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O) mà chúng tôi không thể biết được”.
Những “mánh” gian lận mới
“Điều mà chúng tôi quan ngại là nhiều đối tượng mượn cớ đầu tư vào Việt Nam để tránh rào cản của những thị trường lớn. Danh nghĩa là đầu tư nhưng thực chất là lợi dụng để trà trộn các sản phẩm của họ vào hàng sản xuất trong nước để xuất khẩu đi nước khác” – bà Hương cho biết.
Đây là hình thức DN nước ngoài vừa đầu tư vào dây chuyền sản xuất trong nước, vừa nhập các sản phẩm được sản xuất tại nước họ. Các nhà đầu tư này cũng lắp đặt dây chuyền sản xuất tại Việt Nam nhưng bước đầu công suất hoặc dây chuyền lắp ráp chưa đủ mạnh hoặc mới chỉ đủ để sản xuất ở giai đoạn gia công đơn giản.
“Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện thấy có những sản phẩm, những chủng loại mà dây chuyền của các DN này không sản xuất được nhưng vẫn được xuất khẩu đi từ Việt Nam” – một cán bộ của VCCI cho biết.
Mặt khác, GLTM có thể xảy ra ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, thông thường đây là những mặt hàng không nằm trong diện quản lý rủi ro của hải quan. Trong quá trình làm thủ tục cấp C/O, DN có rất nhiều hình thức để gian lận.
Chẳng hạn, trong trường hợp nhập nguyên liệu thô, DN sẽ xuất trình những bộ chứng từ chứng minh sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí về xuất xứ. Nếu nhập bán thành phẩm, DN sẽ giải trình và xuất khẩu đi những nước không cần có C/O. Còn với thành phẩm, DN sẽ khai báo tiêu thụ tại Việt Nam… Với những hình thức như vậy, nhiều DN vô hình trung đã đặt các cơ quan quản lý vào thế phải “bơi” trong “mớ bòng bong”…
Theo Quy tắc về xuất xứ của VCCI, nếu quá trình sản xuất của DN là quá trình gia công đơn giản, sản phẩm của DN chưa đạt đến các tiêu chí về xuất xứ, VCCI sẽ không cấp C/O. Tuy nhiên, hiện việc cấp C/O vẫn chủ yếu dựa trên những giấy tờ mà DN cung cấp và tự chịu trách nhiệm.
Theo Tuyết Nhung
Báo công thương
“Đội lốt” hàng Việt…
Một trong những chiêu thức phổ biến của DN là gian lận thương mại (GLTM) thông qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), do khi có chứng thư C/O, DN sẽ được miễn hoặc giảm thuế, mức ưu đãi có khi lên đến 100% - 200%. Vì vậy, nhiều đối tượng đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận C/O theo nhiều cấp độ.
Bà Trần Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại - (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn GLTM qua C/O đã đưa ra cảnh báo một số sơ hở mà các DN thường lợi dụng để gian lận C/O. Đối với những mặt hàng dễ bị gian lận, thông thường là những mặt hàng mà các nước láng giềng
của Việt Nam bị những thị trường lớn như EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Nhiều trường hợp DN chuyên kinh doanh vận tải chưa bao giờ làm hàng dệt may hoặc ký hợp đồng kinh doanh với các nước EU nhưng đã bị phía đối tác nước ngoài mạo danh làm giả C/O với đầy đủ địa chỉ, tên công ty…
Hậu quả là, khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất đi lại bị các thị trường lớn áp thuế chống bán phá giá hoặc đưa vào tầm ngắm hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo bà Hương: “Đây là hình thức làm giả hoàn toàn giấy chứng nhận xuất xứ từ bên ngoài (giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O) mà chúng tôi không thể biết được”.
Những “mánh” gian lận mới
“Điều mà chúng tôi quan ngại là nhiều đối tượng mượn cớ đầu tư vào Việt Nam để tránh rào cản của những thị trường lớn. Danh nghĩa là đầu tư nhưng thực chất là lợi dụng để trà trộn các sản phẩm của họ vào hàng sản xuất trong nước để xuất khẩu đi nước khác” – bà Hương cho biết.
Đây là hình thức DN nước ngoài vừa đầu tư vào dây chuyền sản xuất trong nước, vừa nhập các sản phẩm được sản xuất tại nước họ. Các nhà đầu tư này cũng lắp đặt dây chuyền sản xuất tại Việt Nam nhưng bước đầu công suất hoặc dây chuyền lắp ráp chưa đủ mạnh hoặc mới chỉ đủ để sản xuất ở giai đoạn gia công đơn giản.
“Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện thấy có những sản phẩm, những chủng loại mà dây chuyền của các DN này không sản xuất được nhưng vẫn được xuất khẩu đi từ Việt Nam” – một cán bộ của VCCI cho biết.
Mặt khác, GLTM có thể xảy ra ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, thông thường đây là những mặt hàng không nằm trong diện quản lý rủi ro của hải quan. Trong quá trình làm thủ tục cấp C/O, DN có rất nhiều hình thức để gian lận.
Chẳng hạn, trong trường hợp nhập nguyên liệu thô, DN sẽ xuất trình những bộ chứng từ chứng minh sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí về xuất xứ. Nếu nhập bán thành phẩm, DN sẽ giải trình và xuất khẩu đi những nước không cần có C/O. Còn với thành phẩm, DN sẽ khai báo tiêu thụ tại Việt Nam… Với những hình thức như vậy, nhiều DN vô hình trung đã đặt các cơ quan quản lý vào thế phải “bơi” trong “mớ bòng bong”…
Theo Quy tắc về xuất xứ của VCCI, nếu quá trình sản xuất của DN là quá trình gia công đơn giản, sản phẩm của DN chưa đạt đến các tiêu chí về xuất xứ, VCCI sẽ không cấp C/O. Tuy nhiên, hiện việc cấp C/O vẫn chủ yếu dựa trên những giấy tờ mà DN cung cấp và tự chịu trách nhiệm.
Theo Tuyết Nhung
Báo công thương
- Thị trường hàng hóa ngày 11/6/2013 11/06/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước đến ngày 7/6/2013 11/06/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên duy trì ở mức thấp 11/06/2013
- Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt trong ngành cà phê 11/06/2013
- Giá thu mua điều Tây Nguyên giảm một nửa trong 2 tháng 11/06/2013
- Tuần 3-9/6: Thị trường hàng hóa nguyên liệu phục hồi nhờ nhu cầu từ Trung Quốc 11/06/2013
- Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 27/5-2/6 11/06/2013
- Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột 11/06/2013
- Cấm DN FDI thu mua nông sản: Chắc gì nông dân lợi! 11/06/2013
- Giải mã hiện tượng giá cà phê rớt 11/06/2013