Top 10 nước có thể chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu
OECD dự báo thiệt hại hàng năm do biến đổi khí hậu có thể lên đến 1,5-4,8% kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự toàn cầu hồi tháng trước với đề xuất chính phủ sẽ cung cấp khoản tín dụng 4 tỷ USD cho các dự án phòng tránh và cắt giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Động thái này phản ánh sự thừa nhận của Washington và các nước khác trên thế giới rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra và sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế trừ phi có biện pháp giải quyết. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo thiệt hại hàng năm do biến đổi khí hậu có thể lên đến 1,5-4,8% kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ này.
Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế tại mỗi nước sẽ khác nhau. Lũ lụt, bão lớn, hạn hán và lở đất sẽ gây thiệt hại nặng nề hơn cho các nước nghèo do cơ sở hạ tầng yếu kém hơn và phần lớn người dân vẫn sống nhờ vào canh tác, nông nghiệp.
Dưới đây là 10 nước ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
1. Philippines
Philipppines dẫn đầu danh sách của Ngân hàng Thế giới (WB) về các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khi đất nước với 7.000 hòn đảo này phải hứng chịu những cơn bão cường độ rất mạnh ngày một nhiều hơn.
5 năm qua, Philippines đã hứng chịu nhiều cơn siêu bão, gây thiệt hại nặng nề cả người và của. Một số cơn bão thậm chí đã đổ bộ vào nhưng vùng từ trước đến này chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như Mindanao.
Tháng 11/2013, siêu bão Haiyan đã tràn qua vùng miền trung Philippines cướp đi mạng sống của hơn 6.000 người và gây thiệt hại ước tính 12,9 tỷ USD.
2. Nigeria
Biến đổi khí hậu có thể gây khó khăn cho ngành dầu mỏ – vốn đóng vai trò quan trọng đối với Nigeria với sản lượng đạt 1,95 triệu thùng/ngày.
Ví dụ, 5 tháng lũ lụt năm 2012 đã gây tổn thất khoảng 500.000 thùng/ngày, theo công ty tư vấn rủi ro toàn cầu Maplecroft. Vùng đồng bằng Niger giàu dầu mỏ chịu tác động đặc biệt lớn từ biến đổi khí hậu do mực nước biển tăng lên sẽ khiến một số giếng dầu biến mất.
Bên cạnh đó, lượng mưa luôn thay đổi cũng ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực của nước này.
3. Việt Nam
Giống như Nigieria, Việt Nam hiện là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu ro cao từ biến đổi khí hậu, nhất lừ lũ lụt và bão tố.
Giai đoạn 2001-2010, thiên tai, kể cả lũ lụt, lở đất và hạn hán đã khiến GDP giảm 1,5%, theo website của chính phủ.
Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển tăng. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP.
4. Haiti
Đây là quốc gia duy nhất ở châu Mỹ hoặc vùng Caribbean được Maplecroft xếp vào danh sách top 10 nước có mối nguy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Vị trí địa lý của Haiti khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cơn động đất và bão tố và nước này đã gánh chịu nhiều đợt thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế.
Haiti vẫn đang phải khắc phục hậu quả của trận động đất năm 2010 làm chết khoảng 220.000 người và gây thiệt hại 8 tỷ USD, theo ước tính của Liên hợp quốc.
5. Bangladesh
Bangladesh lọt vào danh sách các nước có mối nguy ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu của WB do thường xuyên hứng chịu các đợt lũ lụt nghiêm trọng.
WB cho biết, lượng băng tan chảy từ dãy Himalaya do hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng dự báo sẽ khiến mực nước sông Hằng và sông Brahmaputra cùng phụ lưu của các con sông này dâng lên, gây ngập úng 30-70% diện tích Bangladesh mỗi năm.
Hơn nữa, số lượng lốc xoáy ngày một tăng lên đang đổ bộ bộ vào quốc gia Nam Á này như Lốc xoáy Sidr năm 2007 và Lốc xoáy Aila nawm2008.
6. Papua New Guinea
Papua New Guinea là đất nước chịu mối nguy lớn nhất do biến đổi khí hậu ở khu vực Thái Bình Dương, theo Ngân hàng Phát triển châu Á.
Một trong những “nạn nhân” của biến đổi khí hậu ở Papua New Guinea là vụ khoai tây của nước này với dự báo của World Bank là sẽ giảm 50% vào năm 2050.
7. Malawi
Malawi, nước đang phát triển ở phía nam châu Phi chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đang gánh chịu mối nguy trước những đợt hạn hán diễn ra tần suất dày đặc hơn và khắc nghiệt hơn, theo WB.
Malawi đã hứng chịu 2 đợt hạn hán nghiêm trọng trong 20 năm qua và một đợt khô hạn kéo dài trong năm 2004. Năng suất nông nghiệp của nước này cũng giảm sút đáng kể và cơ sở hạ tầng đường xá có thể bị hư hại nghiêm trọng trong 30 năm tới nếu phát thải CO2 toàn cầu tiếp tục tăng, theo “Tạp chí Kinh tế châu Phi” (Journal of African Economies).
8. Fiji
Ba ngành chủ chốt của Fiji đang chịu mối nguy từ hiện tượng ấm lên toàn cầu – đánh bắt thủy sản, xuất khẩu đường và du lịch, theo Ngân hàng Phát triển Thế giới (WDB).
Trong báo cáo năm 2013, WDB cho biết “Trong viễn cảnh phát thải khí hiệu ứng nhà kính ở mức trung bình, nhiệt độ tại Fiji có thể tăng thêm 2-3 độ C vào năm 2070, dẫn đến sự sụt giảm sản lượng mùa vụ phụ thuộc vào lượng mưa, sản lượng đánh bắt thủy sản giảm, diện tích san hô mất màu ngày một tăng và lượng khách du lịch giảm mạnh”.
Đặc biệt, WDB dự báo năng suất mía đường của Fiji sẽ giảm 7-21% vào năm 2070.
Doanh thu từ du lịch của khu vực Thái Bình Dương nói chung giảm 27-34% khi thế giới nóng lên, cũng như sản lượng đánh bắt thủy sản giảm 7,5%.
9. Sudan
Phần lớn diện tích Sudan, một trong những nước lớn nhất ở châu Phi cận Sahara, là đất khô cằn hoặc sa mạc. Việc dễ bị tổn thương trước hạn hán đã biến Sudan trở thành quốc gia dễ xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm nhất thế giới, theo WB.
10. Nhật Bản
Là một đất nước có thu nhập cao, Nhật Bản có thể thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn những “người hàng xóm” nghèo hơn ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với một tỷ lệ lớn dân số (16,2%) sống ở những khu vực ven biển thấp hơn mực nước biển cùng với dễ bị tổn thương trước thiên tai như sóng thần, lũ lụt, bão tố, động đất và núi lửa phun trào, Nhật Bản dễ bị tổn thương hơn các nước giàu khác như Mỹ, Anh và Đức.
Động thái này phản ánh sự thừa nhận của Washington và các nước khác trên thế giới rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra và sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế trừ phi có biện pháp giải quyết. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo thiệt hại hàng năm do biến đổi khí hậu có thể lên đến 1,5-4,8% kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ này.
Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế tại mỗi nước sẽ khác nhau. Lũ lụt, bão lớn, hạn hán và lở đất sẽ gây thiệt hại nặng nề hơn cho các nước nghèo do cơ sở hạ tầng yếu kém hơn và phần lớn người dân vẫn sống nhờ vào canh tác, nông nghiệp.
Dưới đây là 10 nước ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
1. Philippines
5 năm qua, Philippines đã hứng chịu nhiều cơn siêu bão, gây thiệt hại nặng nề cả người và của. Một số cơn bão thậm chí đã đổ bộ vào nhưng vùng từ trước đến này chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như Mindanao.
Tháng 11/2013, siêu bão Haiyan đã tràn qua vùng miền trung Philippines cướp đi mạng sống của hơn 6.000 người và gây thiệt hại ước tính 12,9 tỷ USD.
2. Nigeria
Biến đổi khí hậu có thể gây khó khăn cho ngành dầu mỏ – vốn đóng vai trò quan trọng đối với Nigeria với sản lượng đạt 1,95 triệu thùng/ngày.
Ví dụ, 5 tháng lũ lụt năm 2012 đã gây tổn thất khoảng 500.000 thùng/ngày, theo công ty tư vấn rủi ro toàn cầu Maplecroft. Vùng đồng bằng Niger giàu dầu mỏ chịu tác động đặc biệt lớn từ biến đổi khí hậu do mực nước biển tăng lên sẽ khiến một số giếng dầu biến mất.
Bên cạnh đó, lượng mưa luôn thay đổi cũng ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực của nước này.
3. Việt Nam
Giai đoạn 2001-2010, thiên tai, kể cả lũ lụt, lở đất và hạn hán đã khiến GDP giảm 1,5%, theo website của chính phủ.
Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển tăng. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP.
4. Haiti
Vị trí địa lý của Haiti khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cơn động đất và bão tố và nước này đã gánh chịu nhiều đợt thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế.
Haiti vẫn đang phải khắc phục hậu quả của trận động đất năm 2010 làm chết khoảng 220.000 người và gây thiệt hại 8 tỷ USD, theo ước tính của Liên hợp quốc.
5. Bangladesh
WB cho biết, lượng băng tan chảy từ dãy Himalaya do hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng dự báo sẽ khiến mực nước sông Hằng và sông Brahmaputra cùng phụ lưu của các con sông này dâng lên, gây ngập úng 30-70% diện tích Bangladesh mỗi năm.
Hơn nữa, số lượng lốc xoáy ngày một tăng lên đang đổ bộ bộ vào quốc gia Nam Á này như Lốc xoáy Sidr năm 2007 và Lốc xoáy Aila nawm2008.
6. Papua New Guinea
Một trong những “nạn nhân” của biến đổi khí hậu ở Papua New Guinea là vụ khoai tây của nước này với dự báo của World Bank là sẽ giảm 50% vào năm 2050.
7. Malawi
Malawi đã hứng chịu 2 đợt hạn hán nghiêm trọng trong 20 năm qua và một đợt khô hạn kéo dài trong năm 2004. Năng suất nông nghiệp của nước này cũng giảm sút đáng kể và cơ sở hạ tầng đường xá có thể bị hư hại nghiêm trọng trong 30 năm tới nếu phát thải CO2 toàn cầu tiếp tục tăng, theo “Tạp chí Kinh tế châu Phi” (Journal of African Economies).
8. Fiji
Trong báo cáo năm 2013, WDB cho biết “Trong viễn cảnh phát thải khí hiệu ứng nhà kính ở mức trung bình, nhiệt độ tại Fiji có thể tăng thêm 2-3 độ C vào năm 2070, dẫn đến sự sụt giảm sản lượng mùa vụ phụ thuộc vào lượng mưa, sản lượng đánh bắt thủy sản giảm, diện tích san hô mất màu ngày một tăng và lượng khách du lịch giảm mạnh”.
Đặc biệt, WDB dự báo năng suất mía đường của Fiji sẽ giảm 7-21% vào năm 2070.
Doanh thu từ du lịch của khu vực Thái Bình Dương nói chung giảm 27-34% khi thế giới nóng lên, cũng như sản lượng đánh bắt thủy sản giảm 7,5%.
9. Sudan
10. Nhật Bản
Nguồn Theo DVO/CNBC
- Hàng hóa TG sáng 27/8: Đồng loạt tăng giá 27/08/2014
- Thị trường cao su SBR toàn cầu đạt 23 tỷ USD vào năm 2020 25/08/2014
- Lào mở rộng diện tích trồng cà phê lên 130.000 ha vào năm 2025 25/08/2014
- Hàng hóa TG sáng 22/8: Giá vàng giảm tiếp do khả năng Fed tăng lãi suất 22/08/2014
- Dự trữ cà phê toàn cầu sẽ tổn thương khi sản lượng Brazil giảm 20/08/2014
- Hàng hóa TG tuần tới 10/8: Lúa mì và cà phê giảm mạnh, dầu và vàng tăng nhẹ 11/08/2014
- Cà phê toàn cầu đối mặt thiếu cung trong niên vụ tới 04/08/2014