Ấn Độ: Tata Coffee nhắm vào thị trường châu Âu để phát triển cà phê hòa tan
Tata Coffee, công ty sản xuất cà phê hòa tan lớn thứ 2 Ấn Độ, đang tích cực tìm kiếm thị trường để mở rộng kinh doanh bằng cách mua lại các công ty. Hôm nay, Tata Coffee đã đặt hướng chủ đạo vào các công ty phù hợp ở Châu Âu và lập kế hoạch để mua lại trong năm nay, một giám đốc điều hành công ty cho biết.
Ban Giám đốc Công ty Tata Coffee kiểm tra nhà máy sản xuất cà phê hòa tan mới được mở rộng ở huyện Theni, bang Tamil Nadu
"Chúng tôi vừa hoàn thành việc mở rộng kinh doanh cà phê hòa tan bằng cách tăng thêm 33% công suất khai thác lên 8.500 tấn tại huyện Theni, bang Tamil Nadu với mức đầu tư lên tới 80 triệu Rupi. Và hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục xem xét kế hoạch mở rộng hơn nữa thông qua việc mua lại, chủ yếu là các công ty ở Châu Âu, nơi mà chúng tôi nhắm làm thị trường mục tiêu." Hameed Huq, giám đốc điều hành Tata Coffee nói.
Ông cũng cho biết thêm, hiện công ty đang xem xét việc mua lại như một phần trong tầm nhìn chiến lược để đưa mức doanh thu của Tata Coffee lên 1 tỷ Rupi vào năm 2015. Trong năm tài chính gần đây nhất kết thúc vào 31/03, công ty Tata Coffee đã ghi nhận mức tăng trưởng 17,5%, doanh thu công ty này lần đầu tiên chạm mức 598 triệu rupi. Lĩnh vực cà phê hòa tan hiện đang đóng góp khoảng 55% tổng doanh thu của công ty hiện nay. "Để đạt được mức doanh thu 1 tỷ Rupi vào năm 2015, việc mua lại một công ty ở Châu Âu là điều thực sự cần thiết." Huq nói.
Đồng thời, Tata Coffee cũng đang thăm dò một phương án thiết lập một đơn vị xử lý cà phê hòa tan (còn được gọi là cà phê hòa tan làm khô ở nhiệt độ thấp) ở Châu Âu với công suất 4.500 tấn, ông cho biết, công ty đang xem xét việc đầu tư khoảng 400 triệu rupi cho đề xuất mở rộng này bằng cách mua lại một công ty khác không thông qua môi giới.
"Chiến lược của chúng tôi là hiện diện gần hơn với khách hàng của chúng tôi. Thị trường Châu Âu có tiềm năng phát triển kinh doanh rất to lớn và chúng tôi muốn mua lại một công ty ở đó. Thời điểm hiện tại là thời điểm rất tốt để chúng tôi mua lại một công ty ở đây, tuy nhiên chúng tôi chưa đặt mục tiêu cụ thể vào công ty nào trong lúc này." Huq phát biểu trên báo Business Standard.
Công ty muốn có một nhà máy mới ở Châu Âu và các nguồn nguyên liệu cà phê sẽ được mua từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Huq cũng nói thêm rằng qua việc hoàn thành mở rộng cơ sở Theni ở bang Tamil Nadu, quy mô của Tata Coffee đã nổi lên như là nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn thứ 2 Ấn Độ và năng suất tăng lên 8.500 tấn/năm. Công ty nhập khẩu gần 90% nguyên liệu cà phê từ khắp nơi trên thế giới để phục vụ cho hoạt động của mình.
Theo số liệu của Công ty Tư vấn Kinh tế & Kinh doanh LMC International, có trụ sở tại Anh. Hằng năm, tổng kim ngạch thương mại của ngành cà phê hòa tan trên toàn cầu tăng trưởng khoảng 4%, với ước tính từ 360.000 tấn trong năm 2005 tăng lên gần 440.000 tấn trong năm 2011. Ngành thương mại cà phê hòa tan chủ yếu dựa trên các dòng sản phẩm cà phê sấy phun hòa tan.
Khu vực Tây Âu, Đông Âu, Đông Nam Á và Bắc Mỹ (bao gồm cả Mexico) là những thị trường quan trọng nhất cho cà phê hòa tan. Công ty Tata Coffee đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường Nga và chuyển trọng tâm sang khu vực Tây Phi, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, Huq nói.
Bằng cách gia tăng năng lực và mở rộng thị trường, Tata Coffee muốn cạnh tranh với các công ty cà phê toàn cầu như Kraft và Nestle.
Giá cà phê
Theo Viethien.vn
Ban Giám đốc Công ty Tata Coffee kiểm tra nhà máy sản xuất cà phê hòa tan mới được mở rộng ở huyện Theni, bang Tamil Nadu
"Chúng tôi vừa hoàn thành việc mở rộng kinh doanh cà phê hòa tan bằng cách tăng thêm 33% công suất khai thác lên 8.500 tấn tại huyện Theni, bang Tamil Nadu với mức đầu tư lên tới 80 triệu Rupi. Và hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục xem xét kế hoạch mở rộng hơn nữa thông qua việc mua lại, chủ yếu là các công ty ở Châu Âu, nơi mà chúng tôi nhắm làm thị trường mục tiêu." Hameed Huq, giám đốc điều hành Tata Coffee nói.
Ông cũng cho biết thêm, hiện công ty đang xem xét việc mua lại như một phần trong tầm nhìn chiến lược để đưa mức doanh thu của Tata Coffee lên 1 tỷ Rupi vào năm 2015. Trong năm tài chính gần đây nhất kết thúc vào 31/03, công ty Tata Coffee đã ghi nhận mức tăng trưởng 17,5%, doanh thu công ty này lần đầu tiên chạm mức 598 triệu rupi. Lĩnh vực cà phê hòa tan hiện đang đóng góp khoảng 55% tổng doanh thu của công ty hiện nay. "Để đạt được mức doanh thu 1 tỷ Rupi vào năm 2015, việc mua lại một công ty ở Châu Âu là điều thực sự cần thiết." Huq nói.
Đồng thời, Tata Coffee cũng đang thăm dò một phương án thiết lập một đơn vị xử lý cà phê hòa tan (còn được gọi là cà phê hòa tan làm khô ở nhiệt độ thấp) ở Châu Âu với công suất 4.500 tấn, ông cho biết, công ty đang xem xét việc đầu tư khoảng 400 triệu rupi cho đề xuất mở rộng này bằng cách mua lại một công ty khác không thông qua môi giới.
"Chiến lược của chúng tôi là hiện diện gần hơn với khách hàng của chúng tôi. Thị trường Châu Âu có tiềm năng phát triển kinh doanh rất to lớn và chúng tôi muốn mua lại một công ty ở đó. Thời điểm hiện tại là thời điểm rất tốt để chúng tôi mua lại một công ty ở đây, tuy nhiên chúng tôi chưa đặt mục tiêu cụ thể vào công ty nào trong lúc này." Huq phát biểu trên báo Business Standard.
Công ty muốn có một nhà máy mới ở Châu Âu và các nguồn nguyên liệu cà phê sẽ được mua từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Huq cũng nói thêm rằng qua việc hoàn thành mở rộng cơ sở Theni ở bang Tamil Nadu, quy mô của Tata Coffee đã nổi lên như là nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn thứ 2 Ấn Độ và năng suất tăng lên 8.500 tấn/năm. Công ty nhập khẩu gần 90% nguyên liệu cà phê từ khắp nơi trên thế giới để phục vụ cho hoạt động của mình.
Theo số liệu của Công ty Tư vấn Kinh tế & Kinh doanh LMC International, có trụ sở tại Anh. Hằng năm, tổng kim ngạch thương mại của ngành cà phê hòa tan trên toàn cầu tăng trưởng khoảng 4%, với ước tính từ 360.000 tấn trong năm 2005 tăng lên gần 440.000 tấn trong năm 2011. Ngành thương mại cà phê hòa tan chủ yếu dựa trên các dòng sản phẩm cà phê sấy phun hòa tan.
Khu vực Tây Âu, Đông Âu, Đông Nam Á và Bắc Mỹ (bao gồm cả Mexico) là những thị trường quan trọng nhất cho cà phê hòa tan. Công ty Tata Coffee đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường Nga và chuyển trọng tâm sang khu vực Tây Phi, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, Huq nói.
Bằng cách gia tăng năng lực và mở rộng thị trường, Tata Coffee muốn cạnh tranh với các công ty cà phê toàn cầu như Kraft và Nestle.
Giá cà phê
Theo Viethien.vn
- Sản lượng cà phê của Braxin có thể giảm do năng suất không được như mong đợi 25/06/2013
- Mức cộng của cà phê châu Á tăng gây lo lắng cho các nhà xuất khẩu 24/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 24/6 đường, cà phê tăng sau khi sụt giảm mạnh 24/06/2013
- Quyền chọn cho thấy đặt cược giá tăng trên cà phê Robusta 23/06/2013
- Khách hàng tăng giá mua cà phê robusta 23/06/2013
- Brazil chuyển chuyến cà phê đầu tiên cho sàn ICE New York 23/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/6: cà phê, đường giảm mạnh nhất trong năm 23/06/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 21/6: Giảm mạnh nhất 18 tháng do thông tin từ Trung Quốc và Mỹ 23/06/2013
- Giá cao su Tocom xuống thấp nhất 9 tháng 23/06/2013
- Morgan Stanley giảm hoạt động đầu tư tại thị trường hàng hóa 23/06/2013