Hàng hóa thế giới sáng 25/6: Giảm do lo ngại về chính sách tiền tệ của Mỹ, Trung Quốc
Lo ngại về kinh tế Trung Quốc và quyết định của Fed
Giá chứng khoán và hàng hóa đều giảm
Đồng thấp nhất 3 năm, vàng và dầu tiếp tục giảm
(VINANET) – Giá vàng và giá đồng giảm trong phiên giao dịch 24/6 (kết thúc vào rạng sáng 25/6 giờ VN) trong khi giá dầu cũng giảm bởi triển vọng kinh tế Trung Quốc tăng truổng chậm lại và kế hoạch của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hạn chế dần kích thích tiền tệ gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
Giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 100 USD/thùng và chạm mức thấp nhất 3 tuần, đồng thấp nhất gần 3 năm và vàng giảm hơn 1% bởi các nhà đầu tư chuyển sang đồng USD.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tỏ dấu hiệu cho biết họ sẽ giảm dần quy mô nới lỏng tiền tệ, trong khi thông báo từ ngân hàng Trung ương Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và tiêu thụ nhiều dầu thô nhất. Đồng cũng chịu chung xu hướng giảm giá với dầu bởi triển vộng nhu cầu sẽ tiếp tục thấp. Vàng vẫn nhạy cảm với triển vọng tăng lãi suất.
“Lúc này có hai điểm thu hút sự chú ý của thị trường, thứ nhất là khả năng cắt giảm QE3 của Fed, và thứ 2 là Trung Quốc có thể điều chỉnh tỷ lệ lãi suất ngắn hạn”, phó chủ tịch ngân hàng Saxo, ông Ole Hansen nhận định.
Cả 2 loại dầu thô đều ít biến động, bởi trong bối cảnh lo ngại về vấn đề địa chính trị nhưng cũng lo ngại về những động thái và thông tin từ Fed và Trung Quốc.
Những tài sản rủi ro trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng rưỡi. Trước đó chứng khoán châu Âu cũng sụt giảm, trong khi chỉ số đồng đô la tăng.
Vàng giao ngay giá giảm 1% xuống 1.281,84 USD/ounce, tính từ đầu năm tới nay mất 23%, do đồng USD tăng giá gây thêm áp lực về việc thống nhất ý kiến kết thúc chính sách tiền tệ siêu lỏng của Mỹ.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ (lãi suất gần 0 và tung tiền mua trái phiếu chính phủ) đã thúc đẩy giá vàng tăng mạnh trong mấy năm gần đây, với kỷ lục cao đạt được vào tháng 9/2011.
Tập trung vào tăng trưởng ở Trung Quốc
Ngân hàng trung ương Trung Quốc gây lo ngại khi phát đi một số thông tin có thể thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.
Tình trạng kém thanh khoản đã khiến các nhà băng phải cầu cứu ngân hàng trung ương bơm thêm tiền ra thị trường bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Các nhà băng Trung Quốc đang gây sức ép buộc Ngân hàng Trung ương (PBOC) nới lỏng kiểm soát tiền tệ.
Đầu tuần này, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc đã giảm một phần ba quy mô trái phiếu chào bán. Trước đó, Bộ Tài chính nước này cũng không thể bán hết số trái phiếu được đem ra đấu giá.
Một số nhà phân tích, như Xu Gao tại Công ty chứng khoán Everbright lại dự đoán PBOC sẽ có biện pháp nới lỏng trong vài tuần tới. Lần cuối họ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tháng 5/2012.
Sau 5 tháng từ chối "bơm" tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định can thiệp trở lại hệ thống tài chính, sau khi lãi suất qua đêm liên ngân hàng tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục.
Theo chuyên gia chiến lược của ngân hàng thương mại tại Hong Kong, chỉ riêng trong ngày 20/6, PBOC đã "bơm" 50 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,2 tỷ USD với lãi suất thấp nhất là 2,91% vào hệ thống tài chính thông qua thị trường mở.
Dầu Brent giá có lúc giảm xuống 99,82 USD/thùng trong phiên vừa qua, và kết thúc ở mức 100,94 USD. Dầu thô Mỹ giá giảm 93,62 USD.
Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010 là 6.613 USD/tấn, và kết thúc ở mức 6.656 USD/tấn, giảm 2,4% so với phiên trước đó. Kim loại này đã mất gần 4% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 4.
Giá lúa mì tại Chicago giảm, trong khi giá ngô cũng xuống mức thấp nhất 1 tuần và đậu tương xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 5, bởi triển vọng điều kiện thời tiết khả quan ở khu vực trồng đậu tương của Mỹ.
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago giảm xuống 5,44-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ 18/6. Lúa mì kỳ hạn tháng 7 giá giảm 0,9% xuống 6,91-3/4 USD/bushel sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ 5/6 trong tuần qua.
Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 0,9% xuống 12,61-1/2 USD/ bushel, đầu phiên có lúc thấp nhất kể từ 28/5.
Cà phê, đường và cacao tăng giá khá mạnh sau khi giảm mạnh trong tuần qua. Đường thô tăng 25 US cent lên 16,99 US cent/lb. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giá tăng 0,5% lên
1.,1985 USD/lb, trong khi cacao kỳ hạn tháng 9 giá vững ở 2.151 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters, Bloomberg)
Giá chứng khoán và hàng hóa đều giảm
Đồng thấp nhất 3 năm, vàng và dầu tiếp tục giảm
(VINANET) – Giá vàng và giá đồng giảm trong phiên giao dịch 24/6 (kết thúc vào rạng sáng 25/6 giờ VN) trong khi giá dầu cũng giảm bởi triển vọng kinh tế Trung Quốc tăng truổng chậm lại và kế hoạch của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hạn chế dần kích thích tiền tệ gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
Giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 100 USD/thùng và chạm mức thấp nhất 3 tuần, đồng thấp nhất gần 3 năm và vàng giảm hơn 1% bởi các nhà đầu tư chuyển sang đồng USD.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tỏ dấu hiệu cho biết họ sẽ giảm dần quy mô nới lỏng tiền tệ, trong khi thông báo từ ngân hàng Trung ương Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và tiêu thụ nhiều dầu thô nhất. Đồng cũng chịu chung xu hướng giảm giá với dầu bởi triển vộng nhu cầu sẽ tiếp tục thấp. Vàng vẫn nhạy cảm với triển vọng tăng lãi suất.
“Lúc này có hai điểm thu hút sự chú ý của thị trường, thứ nhất là khả năng cắt giảm QE3 của Fed, và thứ 2 là Trung Quốc có thể điều chỉnh tỷ lệ lãi suất ngắn hạn”, phó chủ tịch ngân hàng Saxo, ông Ole Hansen nhận định.
Cả 2 loại dầu thô đều ít biến động, bởi trong bối cảnh lo ngại về vấn đề địa chính trị nhưng cũng lo ngại về những động thái và thông tin từ Fed và Trung Quốc.
Những tài sản rủi ro trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng rưỡi. Trước đó chứng khoán châu Âu cũng sụt giảm, trong khi chỉ số đồng đô la tăng.
Vàng giao ngay giá giảm 1% xuống 1.281,84 USD/ounce, tính từ đầu năm tới nay mất 23%, do đồng USD tăng giá gây thêm áp lực về việc thống nhất ý kiến kết thúc chính sách tiền tệ siêu lỏng của Mỹ.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ (lãi suất gần 0 và tung tiền mua trái phiếu chính phủ) đã thúc đẩy giá vàng tăng mạnh trong mấy năm gần đây, với kỷ lục cao đạt được vào tháng 9/2011.
Tập trung vào tăng trưởng ở Trung Quốc
Ngân hàng trung ương Trung Quốc gây lo ngại khi phát đi một số thông tin có thể thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.
Tình trạng kém thanh khoản đã khiến các nhà băng phải cầu cứu ngân hàng trung ương bơm thêm tiền ra thị trường bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Các nhà băng Trung Quốc đang gây sức ép buộc Ngân hàng Trung ương (PBOC) nới lỏng kiểm soát tiền tệ.
Đầu tuần này, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc đã giảm một phần ba quy mô trái phiếu chào bán. Trước đó, Bộ Tài chính nước này cũng không thể bán hết số trái phiếu được đem ra đấu giá.
Một số nhà phân tích, như Xu Gao tại Công ty chứng khoán Everbright lại dự đoán PBOC sẽ có biện pháp nới lỏng trong vài tuần tới. Lần cuối họ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tháng 5/2012.
Sau 5 tháng từ chối "bơm" tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định can thiệp trở lại hệ thống tài chính, sau khi lãi suất qua đêm liên ngân hàng tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục.
Theo chuyên gia chiến lược của ngân hàng thương mại tại Hong Kong, chỉ riêng trong ngày 20/6, PBOC đã "bơm" 50 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,2 tỷ USD với lãi suất thấp nhất là 2,91% vào hệ thống tài chính thông qua thị trường mở.
Dầu Brent giá có lúc giảm xuống 99,82 USD/thùng trong phiên vừa qua, và kết thúc ở mức 100,94 USD. Dầu thô Mỹ giá giảm 93,62 USD.
Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010 là 6.613 USD/tấn, và kết thúc ở mức 6.656 USD/tấn, giảm 2,4% so với phiên trước đó. Kim loại này đã mất gần 4% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 4.
Giá lúa mì tại Chicago giảm, trong khi giá ngô cũng xuống mức thấp nhất 1 tuần và đậu tương xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 5, bởi triển vọng điều kiện thời tiết khả quan ở khu vực trồng đậu tương của Mỹ.
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago giảm xuống 5,44-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ 18/6. Lúa mì kỳ hạn tháng 7 giá giảm 0,9% xuống 6,91-3/4 USD/bushel sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ 5/6 trong tuần qua.
Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 0,9% xuống 12,61-1/2 USD/ bushel, đầu phiên có lúc thấp nhất kể từ 28/5.
Cà phê, đường và cacao tăng giá khá mạnh sau khi giảm mạnh trong tuần qua. Đường thô tăng 25 US cent lên 16,99 US cent/lb. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giá tăng 0,5% lên
1.,1985 USD/lb, trong khi cacao kỳ hạn tháng 9 giá vững ở 2.151 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/- (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
94,86 |
-0,32 |
-0,34% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
100,97 |
-0,19 |
-0,19% |
Dầu thô TOCOM |
JPY/kl |
59.370,00 |
+90,00 |
+0,15% |
Khí thiên nhiên |
USD/mBtu |
3,74 |
-0,00 |
-0,08% |
Xăng RBOB FUT |
US cent/gallon |
273,91 |
+0,15 |
+0,05% |
Dầu đốt |
US cent/gallon |
285,15 |
-0,32 |
-0,11% |
Dầu khí |
USD/tấn |
859,50 |
+6,25 |
+0,73% |
Dầu lửa TOCOM |
JPY/kl |
73.550,00 |
+30,00 |
+0,04% |
Vàng New York |
USD/ounce |
1.282,90 |
+5,80 |
+0,45% |
Vàng TOCOM |
JPY/g |
4.046,00 |
-21,00 |
-0,52% |
Bạc New York |
USD/ounce |
19,61 |
+0,11 |
+0,57% |
Bạc TOCOM |
JPY/g |
62,20 |
-0,60 |
-0,96% |
Bạch kim giao ngay |
USD/t oz. |
1.346,25 |
+11,35 |
+0,85% |
Palladium giao ngay |
USD/t oz. |
664,58 |
+2,68 |
+0,40% |
Đồng |
US cent/lb |
301,50 |
-1,35 |
-0,45% |
Đồng LME 3 tháng |
USD/tấn |
6.670,00 |
-148,00 |
-2,17% |
Nhôm LME 3 tháng |
USD/tấn |
1.771,50 |
-21,50 |
-1,20% |
Kẽm LME 3 tháng |
USD/tấn |
1.824,00 |
-17,50 |
-0,95% |
Thiếc LME 3 tháng |
USD/tấn |
19.575,00 |
-435,00 |
-2,17% |
Ngô |
US cent/bushel |
548,75 |
+2,25 |
+0,41% |
Lúa mì CBOT |
US cent/bushel |
689,00 |
+1,25 |
+0,18% |
Lúa mạch |
US cent/bushel |
376,50 |
+0,25 |
+0,07% |
Gạo thô |
USD/cwt |
15,70 |
+0,05 |
+0,29% |
Đậu tương |
US cent/bushel |
1.275,25 |
+1,75 |
+0,14% |
Khô đậu tương |
USD/tấn |
380,10 |
+0,30 |
+0,08% |
Dầu đậu tương |
US cent/lb |
46,22 |
-0,04 |
-0,09% |
Hạt cải WCE |
CAD/tấn |
557,90 |
+0,20 |
+0,04% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2.149,00 |
-2,00 |
-0,09% |
Cà phê Mỹ |
US cent/lb |
120,15 |
+0,85 |
+0,71% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,14 |
+0,21 |
+1,24% |
Nước cam cô đặc đông lạnh |
US cent/lb |
140,35 |
-1,45 |
-1,02% |
Bông |
US cent/lb |
83,15 |
-0,03 |
-0,04% |
Lông cừu (SFE) |
US cent/kg |
1.047,00 |
0,00 |
0,00% |
Gỗ xẻ |
USD/1000 board feet |
292,80 |
-2,20 |
-0,75% |
Cao su TOCOM |
JPY/kg |
230,70 |
-0,90 |
-0,39% |
Ethanol CME |
USD/gallon |
2,25 |
-0,02 |
-0,93% |
(T.H – Reuters, Bloomberg)
- Nông dân cà phê Brazil ngại đầu tư mùa vụ mới thậm chí khi giá tăng 31/08/2014
- Biểu đồ giá cà phê 15/06/2014
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo vững 16/08/2013
- Thông tin sản xuất và thị trường thế giới 07/07/2013
- Tồn kho cà phê toàn cầu đạt mức cao 5 năm mặc dù sản lượng giảm 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 25/6: cacao xuống mức thấp nhiều tháng, đường vững 25/06/2013
- Giá cao su Tocom biến động mạnh trước các tác động trái chiều 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 24/6 đường, cà phê tăng sau khi sụt giảm mạnh 25/06/2013
- Thị trường hàng hóa mềm trong tuần: cao su không rõ chiều, lợi nhuận tinh chế đường tăng 25/06/2013
- Sản lượng cà phê của Braxin có thể giảm do năng suất không được như mong đợi 25/06/2013